Chức năng nhiệm vụ xã Đồng Hướng
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, với điều kiện tự nhiên là một xã thuộc vùng đồng bằng, nhiệm vụ trọng tâm của xã là phát triển kinh tế văn hóa, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cải cách hành chính, quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, ngân sách xã, phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân, giữ vững anh ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Kim Sơn lần thứ XXII và Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI, nhất là thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW của BCH trung ương đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đảng bộ, chính quyền đã lãnh đạo nhân dân toàn xã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn dân, luôn quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chỉ thị, Nghị quyết của đảng, pháp luật của nhà nước. Trên cơ sở đó, Đảng ủy có nghị quyết, UBND xã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cho từng tháng, từng quý, từng năm. Thực hiện chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ chính trị “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”. Thông tri số 21-TT/TU ngày 04/8/2014 của Ban thường vụ tỉnh ủy về thực hiện chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng. Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của tỉnh Ninh Bình; Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 26/12/2011 của UBND huyện Kim Sơn về việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Kim Sơn. UBND xã đã xây dựng kế hoạch và phát động thi đua trên địa bàn xã về thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã đã xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động và đăng ký giao ước thi đua trong toàn xã, trên cơ sở đó, các ban ngành đoàn thể, HTX, xóm, thôn, cán bộ và nhân dân trong toàn xã đã nhiệt tình hưởng ứng phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. Qua đó đã xuất hiện nhiều tập thế, cá nhân, hộ gia đình thu hút con em quê hương đang công tác mọi miền đất nước, các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua và có sức lan tỏa. Đã góp phần quan trọng để xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 và đang phấn đấu đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020. Đưa phong trào của xã luôn được giữ vững và phát triển: “Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất nông nghiệp giữ vững mức độ tăng trưởng, lao động nông nghiệp đang chuyển mạnh sang lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được phát triển, văn hóa, xã hội có tiến bộ, sự nghiệp giáo dục luôn là đơn vị dẫn đầu phong trào giáo dục huyện Kim Sơn. Cả 3 ngành học đều là đơn vị tiên tiến xuất sắc, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chuẩn hóa, kiên cố. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, công tác quân sự quốc phòng địa phương được tăng cường, hàng năm đều hoàn thành xuất sắc. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bộ mặt nông thôn được đổi mới rõ rệt. Đảng bộ, chính quyền luôn đạt là đơn vị trong sạch, vững mạnh tiêu biểu”.
Các nhiệm vụ của HĐND - UBND xã căn cứ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Điều 30. Chính quyền địa phương ở xã
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.
Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
2. Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
1. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;
b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;
c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
d) Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền./.
- Sinh hoạt chi bộ gắn liền với thực tiễn và nhiệm vụ được giao
- Đêm văn nghệ chào mừng xã Đồng Hướng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021
- Lễ công bố xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021
- Xã Đồng Hướng đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021
- Đồng Hướng trên hành trình trở thành "Miền quê đáng sống"